Nấm rơm ngày nay xuất hiện nhiều hơn tại mỗi bữa cơm gia đình, các nhà hàng, các bữa tiệc liên hoan dưới nhiều dạng thức, nhiều món ăn thú vị hấp dẫn. Bạn sử dụng sản phẩm này thường xuyên trong đời sống, chế biến nó theo nhiều cách khác nhau nhưng bạn đã thực sự hiểu rõ về đặc điểm, công dụng cũng như tính an toàn của nó? Cùng khám phá những điều đó qua bài viết dưới đây.
Nguồn gốc của nấm rơm
Nấm rơm (Nấm mũ rơm) có xuất xứ từ các vùng lãnh thổ thuộc Đông Á. Đây là một loại nấm trong họ nấm lớn chủ yếu sinh trưởng và phát triển từ các loại rơm rạ và phân bố chủ yếu tại các vùng nhiệt đới tại châu Á, châu Phi, châu Mỹ và châu Úc. Loại nấm này sinh sôi và phát triển khá mạnh mẽ tại nhiều khu vực khác nhau.
Nguồn dinh dưỡng chính để nấm mũ rơm sinh trưởng và phát triển đó là các dưỡng chất như cellulose, lignin…,đây là các thành phần có nhiều trong các loại rơm rạ, bã mía, bông gòn phế thải. Chính vì vậy khu vực Đông Nam Á và các quốc gia có nền nông nghiệp phát triển mạnh rất phù hợp với việc trồng loại nấm này.
Các nguồn dưỡng chất và không khí như vitamin, muối khoáng, ni tơ, các bon là những điều kiện cần thiết để các loại nấm sinh trưởng trong đó có nấm rơm. Môi trường cũng ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của nấm với các yếu tố như ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, PH.
Nấm rơm được trồng ở đâu?
Lựa chọn được địa điểm phù hợp và thực hiện chăm sóc cho nấm mũ rơm phát triển là một điều vô cùng cần thiết. Vấn đề này sẽ được cung cấp qua những nội dung sau:
Địa điểm có thể trồng nấm mũ rơm
Cây nấm rơm có đặc điểm thích nghi với khí hậu ấm nóng và ẩm nên ở nước ta nấm có thể trồng được quanh năm ở khu vực phía Nam, ở miền Bắc thì nên trồng nấm vào tháng 4 đến tháng 10. Riêng đối với các tỉnh miền Trung thì khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8 là thời điểm thích hợp nhất.
Địa điểm trồng nấm rơm cần có được vị trí thông thoáng nhưng phải tránh được ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp đến cây nấm. Nấm mũ rơm là một loại thực vật ưa sạch sẽ nên vị trí trồng nấm cần thoáng mát, sạch sẽ.
Vị trí đặt rơm trồng nấm có thể ở nhiều nơi xung quanh khu vực sống của bạn như quanh sân nhà, vườn cây, nền đất sạch, nền gạch hoặc xi măng. Rơm cũng có thể được bỏ trong bọc hay trên kệ đảm bảo môi trường khí hậu thích hợp.
Địa điểm đặt rơm cần khô thoáng, tránh được sự ngập úng cũng như thuận tiện cho việc tưới tiêu giữ ẩm cho nấm phát triển. Các địa thế đặt rơm cấy nấm rơm cần bằng phẳng, rộng rãi thuận tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch nấm đạt hiệu quả cao.
Cách thức chăm sóc nấm mũ rơm
Chăm sóc nấm rơm tuỳ thuộc vào vị trí trồng nấm trong nhà hay ở ngoài vườn. Điều kiện tự nhiên tác động lên quá trình sinh trưởng và phát triển của nấm là điều cần được can thiệp và điều chỉnh thuận lợi.
Nấm trồng trong nhà
Khi trồng nấm trong nhà thì những ngày đầu khi đắp mô nấm xong chỉ cần để tự nhiên không cần phải tưới nước, quãng thời gian này là 3-5 ngày. Những ngày tiếp nếu thấy rơm khô thì chỉ cần điều chỉnh tưới một lượng nước trực tiếp phù hợp xung quanh, chú ý tưới nhẹ không làm tổn thương sợi nấm.
Ngày thứ 8 trở đi, đến giai đoạn xuất hiện cây nấm con (nấm ra quả), tiếp theo từ 3 ngày sau trở đi nấm phát triển nhanh chóng và đạt kích thước lớn bằng quả trứng. Nấm sẽ bung hết kích thước và nở dù chỉ trong một vài giờ sau đó.
Nước tưới cho nấm rơm trường hợp nấm lên với mật độ dày cần đảm bảo từ 2-3 lượt một ngày. Mỗi lần chỉ cần cung cấp 0.1 lít/ 2 mét mô/ngày. Chú ý không nên tưới quá nhiều nước tránh tình trạng nấm bị thối chân và hư hỏng.
Chăm sóc nấm mũ rơm ngoài trời
Nấm rơm trồng ngoài trời thường hay chịu tác động lớn trực tiếp từ điều kiện tự nhiên như nắng nóng, mưa bão. Cần chú ý che phủ thêm một lớp bảo vệ lên bề mặt mô nấm, cách lợp lớp này thường theo kiểu lợp mái với chiều dày khoảng 4cm.
Nên duy trì nhiệt độ cho mô nấm từ 38-40 độ trong những ngày đầu. Cần cung cấp nước để giữ ẩm cho nấm khi thấy bề mặt nấm khô, cần có phương pháp chống cọc, phủ ni lông để tránh mưa và chú ý có biện pháp tránh ngập úng cho nấm.
Nấm rơm: Tìm hiểu đặc điểm và công dụng
Đặc điểm sinh học thì nấm mũ rơm và công dụng cụ thể sẽ được chia sẻ chi tiết ngay sau đây:
Đặc điểm nấm mũ rơm
Về đặc điểm sinh học thì nấm mũ rơm là loại nấm ưa nhiệt, ẩm nên mùa chủ yếu để trồng nấm là mùa nắng nóng trong năm. Màu sắc của nấm đa dạng bao gồm màu đen, xám hoặc trắng tuỳ vào từng loại nấm khác nhau.
Nấm rơm dễ chế biến, ăn ngon và có giá trị hàm lượng dinh dưỡng cao. Nấm mũ rơm sinh trưởng phát triển tự nhiên, dễ trồng nên có thể đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng quanh năm của con người.
Về cấu tạo hình thái của nấm thì nấm mũ rơm được cấu thành bởi ba thành phần chính đó là bao gốc, cuống nấm và mũ nấm. Mỗi thành phần có đặc điểm và tác dụng khác nhau như là:
+ Bao nấm: đóng vai trò bảo vệ cây nấm khỏi tác dụng của tia tử ngoại, sự tấn công từ thiên địch, giữ nước cho nấm. Bao nấm rơm thường có màu đen vì chứa sắc tố melanin dưới tác động của ánh sáng.
+ Cuống nấm: Cuống nấm hay còn gọi là thân nấm có vai trò vận chuyển chất dinh dưỡng nuôi nấm, cuống phát triển cùng quả và có nhiệm vụ đưa mũ nấm đi cao phát tán bào tử đi xa hơn.
+ Mũ nấm: Có hình tròn, có nhiều phiến nấm xếp dạng tia. Mũ nấm giữ vai trò sinh sản và chứa dinh dưỡng dự trữ. Đây là phần quan trọng trong thu hoạch nấm.
Công dụng của nấm rơm
Nấm mũ rơm là một loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao và tốt cho sức khỏe người dùng. Sử dụng nấm mũ rơm giúp tăng hệ miễn dịch và nâng cao sức khoẻ. giúp phòng bệnh hiệu quả, tăng chất lượng cuộc sống:
+ Nấm rơm giúp tăng cường hệ miễn dịch nhờ các vitamin và các chất chống oxy hóa mạnh giúp chống lại nhiễm trùng, vi khuẩn. Sử dụng nấm mũ rơm nâng cao sức đề kháng, giúp chữa lành các vết thương nhanh chóng hơn.
+ Nghiên cứu cho thấy rằng nấm mũ rơm giúp giảm lượng cholesterol trong máu, tránh xơ vữa mạch máu giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch cho con người.
+ Nấm rơm giúp ngăn ngừa quá trình hình thành và phát triển của một số tế bào ung thư. Một số hợp chất trong nấm có tác dụng ức chế các vi khuẩn gây hại, giảm tác động của các hormone hay nội tiết tố gây hại.
+ Nấm mũ rơm cũng được chỉ ra rằng có tác dụng tốt đối với những người mắc tiểu đường type 2. Sự hỗ trợ của nấm mũ rơm trong việc kích thích sự sản sinh insulin cũng đã được chứng minh là tốt cho bệnh tiểu đường.
Ngoài ra nấm rơm là thực phẩm có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu máu hỗ trợ thần kinh tăng cường trí nhớ. Những người bị béo phì, nguy cơ tim mạch cao, huyết áp cao, suy nhược cơ thể sử dụng nấm mũ rơm sẽ cải thiện được tình trạng và giảm được nguy cơ mắc bệnh.
Giá thành của nấm rơm trên thị trường
Với giá thành của nấm rơm trên thị trường, thì mức giá được các nhà sản xuất, các hộ nuôi trồng nấm và các đơn vị kinh doanh đưa ra khá phong phú và đa dạng. Có thể tuỳ thuộc vào loại nấm, chất lượng nấm, thời điểm mua nấm trong năm để tham khảo giá thành các loại nấm mũ rơm cho phù hợp.
Nấm rơm khá đa dạng về chủng loại như nấm tự nhiên, nấm gieo trồng cũng như với sự phát triển thành phần của nấm được bày bán trên thị trường mà có giá thành khác nhau. Giá cả các loại nấm cũng khá mềm và phù hợp với túi tiền của hầu hết người tiêu dùng.
Giá cả dao động của nấm rơm hiện nay rời vào khung giá 120.000đ – 200.000đ trên một kg. Mức giá này có thể điều chỉnh theo từng đơn vị, từng khu vực và từng thời điểm trong năm.
Những món ăn ngon làm từ nấm rơm
Nấm rơm là nguyên liệu thực phẩm dễ chế biến, dễ làm ra các món ăn ngon. Với nền ẩm thực phong phú và đa dạng của nước ta thì công thức để làm ra các món ăn ngon từ nấm mũ rơm rất nhiều, trong khuôn khổ bài viết chúng tôi đưa ra 5 món ngon phổ biến làm từ nấm cho bạn đọc tham khảo đó là:
+ Nấm rơm kho quẹt: Với nguyên liệu chính là nấm mũ rơm, rau gia vị như hành, tỏi, ớt và gia vị đường, dầu ăn, hạt tiêu, bột ngọt. Sản phẩm món ăn này mang hương vị đậm đà, phần nước sốt nóng hổi thơm ngon phù hợp với ăn cơm nóng hoặc rau sống trong mâm cơm.
+ Nấm rơm xào sa tế bạch tuộc: Món ăn này là sự hoà trộn của sự dai giòn của bạch tuộc, vị ngọt của nấm. Sử dụng trong bữa cơm hàng ngày hay đãi khách là một món ngon mà các bạn có thể tham khảo.
+ Nấm mũ rơm chiên xù: nguyên liệu để làm món này bao gồm nấm mũ rơm, bột chiên giòn, chiên xù, gia vị. Thành phẩm của món này là nấm có mùi thơm của gia vị, mềm ngọt, món ngon này được ăn nóng cùng tương ớt hoặc nước chấm.
+ Canh nấm: canh nấm có thể được nấu từ canh gà, canh xương hầm. Món này được ăn cùng cơm hoặc bún với nước dùng ngọt từ nước hầm xương và vị thơm ngọt tự nhiên của nấm.
+ Thịt kho nấm rơm đậu hũ: món ăn này phù hợp ăn vào trời lạnh, vị thơm của thịt hoà trộn với mùi đặc trưng của nấm ngấm vào đậu hũ đem đến vị ngon ngọt đặc trưng của món ăn.
Ăn nấm rơm có bị ngộ độc không?
Về bản chất thì nấm mũ rơm là một loài lành tính, không gây hại và không chứa độc tố. Nấm mũ rơm còn chứa một hàm lượng lớn chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe người sử dụng, tuy vậy việc sử dụng nấm cần đúng cách để phát huy hết hiệu quả của loại thực phẩm bổ dưỡng này.
Nấm rơm hoàn toàn vô hại nhưng khi chế biến thực phẩm này cần lưu ý đến việc chế biến thật kỹ, nấu chín hoàn toàn trước khi sử dụng. Mục đích của việc này là để tiêu diệt hết các loài vi khuẩn có thể xâm nhập từ các yếu tố bên ngoài vào nấm gây tác động xấu đến con người khi ăn vào.
Nguyên nhân của các tình trạng đau bụng, tiêu chảy và các vấn đề tiêu hoá không đến từ nấm mà đến từ các yếu tố bên ngoài gây ra. Chính vì vậy việc lựa chọn các loại nấm, chọn phương thức chế biến phù hợp là điều vô cùng cần thiết để nâng cao hiệu quả sử dụng của loài thực phẩm này.
Tổng kết
Những kiến thức cơ bản về nấm rơm đã được chúng tôi cung cấp đến bạn đọc qua bài phân tích trên. Hãy là một người nội trợ, một người tiêu dùng thông minh khi lựa chọn và chế biến các sản phẩm từ nấm để tăng chất lượng cuộc sống và đảm bảo an toàn cho sức khỏe bản thân và gia đình nhé.