Rau đay kỵ với gì? Trên thực tế, có những loại thức ăn và thức uống không thể kết hợp với nhau trong cùng một bữa ăn do những thành phần hóa học chứa trong một số loại thực phẩm khi kết hợp với nhau sẽ trở thành những hợp chất hóa học vô cùng độc hại có thể ảnh hưởng xấu đến cơ thể của bạn.
Rau đay kỵ với gì?
Rau đay (hay còn gọi là đay tía, đay quả dài,… ) có tên khoa họ là Corchorus olitorius L., thuộc họ đay (Tiliaceae). Trong y học cổ truyền, rau đay là loại rau có vị ngọt, tính hàn, không độc. Trong y học hiện đại, rau đay là loại rau tương đối giàu dinh dưỡng, xếp thứ 4 trong nhóm các loại rau nhiều canxi và beta caroten, xếp thứ 3 trong nhóm các loại rau giàu vitamin C và đứng nhất về hàm lượng sắt.
Vậy rau đay kỵ với gì? Theo các chuyên gia, rau đay cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất kỳ nghiên cứu nào cho thấy rau đay kỵ với thực phẩm nào. Vì thế, bạn có thể yên tâm khi lựa chọn rau đay để chế biến món ăn cho thực đơn hằng ngày.
Thực phẩm kết hợp với rau đay mang lại nhiều tác dụng
Nếu bạn đang thắc mắc rau đay nấu với gì thì một số loại thực phẩm thường được kết hơp với rau đay có thể kể đến như:
- Canh cua rau đay
- Canh rau đay nấu với mướp
- Canh rau đay nấu râu tôm
- Canh cá rô nấu rau đay
- Canh rau đay tôm khô
Đây là những thực phẩm kết hợp với rau đay được rất nhiều người ưa thích và đem lại rất nhiều dưỡng chất cho cơ thể.
Tham khảo thêm:
- Rau sam – Một loại rau dại có nhiều công dụng tốt
- Súp lơ – Phân loại, giá trị dinh dưỡng và công dụng tuyệt vời
Tác dụng từ rau đay mang lại
Bên cạnh đó, ăn rau đay còn đem lại rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe như:
• Nhuận tràng, chống táo bón
Chất nhớt trong rau đay hoạt động bằng cách bôi trơn đường ruột, kích thích nhu động ruột co bóp thường xuyên hơn để đẩy thức ăn xuống đại tràng. Cả quy trình này sẽ giúp duy trì tần suất đi cầu đều đặn (giúp chống táo bón)
Thành phần trong rau đay còn thêm chất Polysaccharid làm tăng chuyển động ruột ngăn ngừa ứ đọng phân. Có thêm cả Sucrose và inositol giúp làm mềm, tạo khối cho phân, tạo điều kiện thuận lợi để bạn đi cầu dễ dàng hơn
• Chữa bí tiểu
Rau đay lợi tiểu và chứa nhiều nước có tác dụng thông tiểu bằng cách kích thích hoạt động tiểu tiện và tăng lưu lượng nước tiểu
• Chữa hen xuyễn
• Chữa chàn dịch màng phổi
• Thanh nhiệt
• Chữa phù thũng, rắn cắn
Có một bài thuốc dân gian sử dụng sơ cứu vết thương khi bị rắn cắn: giã nát rau đay 1 nắm, dây kim cang 1 nắm, ngọn chuối tiêu lấy nước cho người bị rắn cắn uống, bã đắp vào vết thương chỗ bị cắn không cho độc tính phát tán toàn cơ thể
• Tốt cho tim mạch
Nhờ chất olitorisid có hoạt tính trợ tim cao tương tự như strophantin, giúp ổn định nhịp tim, tăng sức co cơ tim
Lưu ý: Rau đay có tính mát, nên những người đang bị tiêu chảy không nên ăn vì có thể cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Tham khảo thêm:
- Rau đay có mấy loại và cách phân biệt các loại rau đay
- Rau đay nấu gì ngon? 5 cách chế biến rau đay ngon ‘khó cưỡng’
- 15 tác dụng của rau đay đối với bà bầu, trẻ nhỏ
Trên đây là một số thông tin nhằm giai đáp vấn đề rau đay kỵ với gì? Hy vọng những thông tin này sẽ giúp ích với bạn.